Thực hiện phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế, chung tay xây dựng nông thôn mới”, nhiều đoàn viên thanh niên huyện Tân Hồng, Đồng Tháp phát huy tính năng động, dám nghĩ, dám làm, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả như nuôi cá chốt, nuôi rắn, nuôi lươn, trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế trên nên đất lúa…tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động ở địa phương. Trong đó, có mô hình khép kín sản xuất nấm rơm của thanh niên Lê Hồng Linh, ngụ ấp Công Tão, xã Bình Phú là một trong những điển hình.
Tận dụng nguyên liệu rơm có sẵn ở địa phương, nữ thanh niên Lê Hồng Linh, ngụ ấp Công tạo, xã Bình Phú, huyện Tân Hồng mạnh dạn đầu tư và khởi nghiệp từ mô hình trồng mấm rơm trong nhà kính. Sau 4 năm gắn bó với mô hình, sản phẩm nấm rơm đã có thị trường tiêu thụ ổn định, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh và bên nước bạn Camuchia, đồng thời nơi đây còn giải quyết việc làm ổn định cho lao động địa phương. Tuy có khó khăn ban đầu, nhất là nguồn meo giống, nhưng với chuyên ngành công nghệ sinh học, chị Lê Hồng Linh chịu khó nghiêm cứu, tìm tòi học hỏi nên đã chủ động được 50% nguồn meo giống và đang tiếp tục nghiêm cứu cho ra dòng meo tốt, đảm bảo an toàn chất lượng phục vụ thị trường.
Chị Lê Hồng Linh nói: “Được sự giúp đỡ của rất nhiều cô chú anh chị đi trước, tụi em cũng góp nhặt về cái hay cái tốt, tự chỉnh sửa cho bản thân mình để làm nấm rơm được như ngày hôm nay. Định hướng của em ngoài sản xuất nấm rơm ra, em muốn chế biến nấm rơm để phục vụ thị trường do ảnh hưởng của dịch CoVid, em sẽ tự sản xuất meo để khỏi ảnh hưởng của thị trường bên ngoài, làm thêm nguồn chế biến phân rơm, vì phụ phẩm sản xuất nấm rất nhiều”.
Trong suốt 4 năm gắn bó với mô hình trồng nấn rơm khép kín, nấm được trồng và xuất bán liên tục mỗi ngày. Nhờ giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng điện tử Sopy, Febook, Zalo…mà đến nay ngày càng được nhiều người biết đến. Trong quá trình sản xuất, chị Lê Hồng Linh nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyến địa phương, đoàn cấp trên và cộng đồng, điều này tiếp thêm động lực giúp Hồng Linh kiên trì theo đuổi mô hình còn khá mới mẻ này. Anh Nguyễn Văn Biểu, đoàn viên thanh niên xã Bình Phú cho rằng:“Tham quan mô hình trồng nấm rơm trong nhà kính của bạn Linh, bạn Linh cũng chia sẻ rất nhiệt tình từ quy trình trồng nấm, chăm sóc, thu hoạch như thế nào, bản thân nhận thấy mô hình này rất tìm năng, cũng có suy nghĩ sẽ nghiên cứu thời gian tới nếu được sẽ triển khai trong gia đình để tạo thu nhập, ổn định cuộc sống”.
Với mỗi bạn thanh niên tìm đến, chị Lê Hồng Linh đều tận tình chia sẻ kinh nghiệm từ khâu xử lý và ủ rơm, cấy nấm, kỹ thuật chăm sóc đến thu hoạch sản phẩm. Hiện tại, mô hình trồng nấm rơm trong nhà kính của Hồng Linh có tất cả 22 trại nấm, mỗi trại có diện tích từ 18 m2 đên 24 m2 được thiết kế bài bản, nhằm chủ động, điều chỉnh, quản lý tốt nhiệt độ, độ ẩm và các sinh vật hại. Anh Nguyễn Thành Chơn, Phó Bí thư Huyện đoàn Tân Hồng cho biết: “Đối với tổ chức đoàn thanh niên, thời gian qua có nhiều mô hình hiệu quả kinh tế, mô hình khởi nghiệp duy trì và phát triển hiệu quả. Để đồng hành với mô hình khởi nghiệp của bạn Linh ở Bình Phú, đối với hệ thống Đoàn thanh niên tổ chức cho các bạn đi tham quan mô hình này để học hỏi, nếu thấy hiệu quả sẽnhân rộng trong thời gian tới. Riêng góc độ Huyện đoàn có hướng để hỗ trợ mô hình cho bạn để tiếp tục phát triển mô hình”.
Mô hình trồng nấm rơm là hướng làm ăn mới của thanh niên huyện Tân Hồng nói chung và thanh niên Lê Hồng Linh nói riêng, mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện sản xuất ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc cho lao động địa phương. Trong thời gian tới, Chị Lê Hồng Linh dự định phát triển số lượng nhà kính trồng nấm tăng lên gấp 3 lần, tự sản xuất meo nấm để chủ động nguồn giống, đồng thời chế biến phân rơm từ phụ phẩm sau thu hoạch phục vụ cho cây trồng; sơ chế nấm rơm thành phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cung cấp ra thị trường, để tránh thừa hàng dội chợ./.
tanhong.dongthap.gov.vn