Hiện nay, việc tìm mô hình sản xuất hiệu quả ở vùng biên giới là điều không khó, thông qua những mô hình phát triển ăn nên – làm ra này đã tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Đặc biệt, người nông dân biết cách chọn con gì, cây gì để thực hiện phù hợp với thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Một trong những mô hình được người chăn nuôi ở huyện Tân Hồng lựa chọn là nuôi lươn thương phẩm. Ông Nguyễn Văn Phi, ngụ ấp An Phát, xã An Phước đã có bí quyết như thế nào để trở thành nông dân sản xuất kinh doanh nhiều năm liền và là tấm gương sáng trong phong trào sản xuất nuôi lươn thương phẩm và canh tác lúa mang lại thu nhập khá cao trên diện vị canh tác.
Đây là những bồn nuôi lươn thương phẩm của nông dân Nguyễn Văn Phi, tại ấp An Phát, xã An Phước, huyện Tân Hồng. Từ 02 bồn lươn nuôi ban đầu, đến nay mô hình nuôi lươn thương phẩm của ông Phi đã phát triển gần chục bồn, mỗi bồn 24m2, với sản lượng xuất bán từ 1 đến 1,2 tấn lươn thương phẩm trên năm. Mới đây, ông vừa xuất bán cho thương lái ở An Giang, với giá 185.000 đồng/kg, giá bán giảm 35.000 đồng/kg so với trước đây là do ảnh hưởng của dịch CoVid – 19 nên lợi nhuận vụ nuôi này thu nhập không cao. Trải qua hơn 8 năm bén duyên với nghề nuôi lươn, ông Nguyễn Văn Phi đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho mình trong việc lựa chọn con giống, thả nuôi, chăm sóc và thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Phi tâm sự “Mới ban đầu bản thân làm ruộng, qua thấy đi tìm hiểu ở các nơi thì thấy mô hình nuôi lươn thương phẩn là có hiệu quả. Đầu tiên, bản thân cũng đắng đo về vốn, lươn giống mua ở tự nhiên nặng lắm, nếu sơ sẩy một chút là không còn đồng bạc. Khi bắt tay vào nuôi mô hình, ngoài đi làm ruộng xong rồi về mình cho lươn ăn thấy cũng dễ dàng, ở ngoài ruộng mình tận dụng bắt ốc làm thức ăn lươn, cộng thêm thức ăn cá, qua thời gian nuôi thấy hiệu quả bản thân nhân rộng và duy trì cho đến nay luôn”.
Nuôi lươn nói khó thì rất khó, nhưng nói dễ thì cũng khá dễ. Bởi vấn đề cốt lõi của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào con giống. Ông Phi chia sẻ: từ khi thực hiện mô hình nuôi lươn cho đến nay, gia đình luôn lựa chọn giống lươn trong tự nhiên để nuôi, còn giống lươn nhân tạo mặc dù đáp ứng số lượng lớn con giống, đồng đều nhưng tỉ lệ thích nghi với môi trường hạn chế hơn nhiều so với lươn tự nhiên. Do đó, mà hao hụt của lươn nhân tạo khá cao làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lươn thương phẩm bán ra. Việc lựa chọn lươn tự nhiên để nuôi được gia đình duy trì trong suốt thời gian qua. Ông Trần Thanh Hùng, ngụ ấp An Phát, xã An Phước cho biết: “Đi tham qua học hỏi, mô hình của anh Phi, thấy anh Phi là nông dân sản xuất giỏi vừa làm lúa, vừa nuôi lươn hiệu quả và lo cho con cái ăn học hành thành đạt. Tôi đến đây học hỏi mô hình để sản xuất chăn nuôi vươn lên ổn định cuộc sống. Đến đây, anh Phi ảnh không dấu diếm gì hết, nhiệt tình trao đổi hướng dẫn cho anh em thực hiện. Nhờ sản xuất giỏi, nuôi lươn cũng khá đạt mà anh Phi đã vượt khó vươn lên, hiện đang xây dựng nhà cửa khang trang cho con cái ăn học đến nơi đến chốn”.
Nhờ mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, tận dụng nguồn nước tự nhiên từ con kênh K12 và cải tiến quy trình trong chăn nuôi, để cho ra sản phẩm lươn sạch bệnh, an toàn và được thị trường ưa chuộng, mỗi năm ông Nguyễn Văn Phi xuất bán thu lợi nhuận gần 200 triệu đồng. Bên cạnh, ông còn san sẻ kinh nghiệm của mình từ mô hình nuôi lươn cho những hộ nuôi có nhu cầu. Ông Phan Văn Tùng, Phó Chủ tịch UBND Xã An Phước nhận xét “Anh Trần Văn Phi là nông dân chịu thương, chịu khó vươn lên khá giả thời điểm hiện nay, nhìn chung trong mô hình của anh Phi đã thực hiện hiều năm liền. Đồng hành củng với nông dân ngoài hỗ trợ về vốn,chính quyền địa phương còn mời các diễn giả, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và các hộ chăn nuôi để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Từ đó, giúp người chăn nuôi có kinh nghiệm để áp dụng hiệu quả, Riêng anh Phi nhân rộng ra với 8,9 vèo, trong nuôi lươn của anh Phi vừa kết hợp nuôi lươn, vừa chịu khó làm ruộng, đến thời điểm này ảnh cũng xây lên căn biệt thự khang trang trênb 1 tỷ đồng. Địa phương nhận thấy mô hình này rất là tốt, góp phần cùng với địa phương xoá dói giảm nghèo, giữ vững danh hiệu xã nông thôn mới”.
Ông Nguyễn Văn Phi là cựu chiến binh, Tổ trưởng Tổ Hội nghề nghiệp, qua hơn 8 năm gắn bó và phát triển mô hình với nghề nuôi lươn thương phẩm cùng với sản xuất 22 công lúa đã mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập khá cao cho gia đình. Từ hiệu quả đó, nông dân Trần Văn Phi còn tạo việc làm thời vụ cho 24 lao động, chia sẻ kinh nghiệm cho hàng chục hộ khác trên địa bàn xã, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo tại địa phương./.
tanhong.dongthap.gov.vn